Tổng quan giao diện
Last updated
Was this helpful?
Last updated
Was this helpful?
Ở góc dưới trái màn hình, nơi có thể chuyển đổi làm việc ở các organization (tổ chức) khác nhau, cũng như cài đặt hệ thống, và các cài đặt cá nhân.
Trạng thái: cài đặt các trạng thái khác nhau như Đang hoạt động, Tạm vắng, Đang bận…
Thông tin cá nhân: hiện các thông tin của người dùng đó trong tổ chức đang làm
LUKLAK ID: mở ra trang quản lý Luklak ID, có thể cài đặt mật khẩu, tên… LUKLAK ID là tài khoản riêng của cá nhân người dùng (kiểu như căn cước công dân của người dùng) không thuộc phạm vi quản lý của công ty, tổ chức đang làm việc. Công ty chỉ có thể cấp quyền/ thu hồi quyền truy cập vào cho cá nhân đó khi làm việc trong phạm vi tổ chức của mình.
Cài đặt: mở ra phần admin của tổ chức, nơi quản trị cài đặt mọi thứ như chức năng (function), người dùng (user), nhóm (group), phân quyền, thông báo….
Hỗ trợ & phản hồi: mở ra một bản app LUKLAK Community là cộng đồng người dùng Luklak trao đổi chia sẻ với nhau. Ở đây cũng có khu vực thông tin chính thức từ công ty LUKLAK thông báo các thứ về sản phẩm. Các khách hàng chính thức cũng có khu vực hỗ trợ riêng ở đây, có thể gửi các đề nghị, yêu cầu hỗ trợ.
Cột Cấu Trúc (Structure Column) bên trái màn hình là nơi thể hiện cấu trúc thông tin công việc ở cấp cao nhất, từ đó mở ra các thông tin ở cấp thấp hơn ở Vùng Nội Dung & Khung Hành Động theo cấu trúc giao diện chia cột từ trái qua phải:
Cột Cấu Trúc (Structure Column) → Vùng Nội Dung (Content Area) → Khung Hành Động (Action Panel)
Phổ biến nhất ở Cột Cấu Trúc này là khi ở menu Văn Phòng (Office) thì sẽ hiện cấu trúc tổ chức công việc - bộ phận phòng ban của công ty với tính năng Khu Vực & Mảng Việc (Area & Space) của Luklak.
Là hộp nhỏ màu xanh phía trên cùng, là nơi giúp nhanh chóng di chuyển, điều hướng tới các chỗ làm việc quen thuộc của mỗi cá nhân. Có rất nhiều tính năng quan trọng cho công việc có thể truy cập trực tiếp và nhanh chóng từ đây:
Mảng Việc (Space)
Bộ Lọc (Filter)
Báo cáo (Dashboard)
Phòng Làm Việc (Workspace)
Khi công việc dùng ngày càng nhiều và sâu rộng trên Luklak, thì sẽ tạo ra càng nhiều thông tin, dữ liệu, đối tượng trên hệ thống. Nếu phải tìm trong danh sách rất nhiều đối tượng để mở ra cái mình cần thì sẽ rất mất thời gian. Hộp Điều Hướng sinh ra để người dùng có thể nhanh chóng truy cập vào những phần quan trọng mình cần:
Các chỗ người dùng vừa mới truy cập gần đây
Các chỗ người dùng đánh dấu sao quan trọng, cần làm thường xuyên
Khi chọn vào một mảng việc nào đó ở phần Tổ Chức/ Cấu Cột Cấu Trúc (Organization / Structure Column) như nói ở trên, thì phần giữa màn hình sẽ hiện lên nội dung thông tin dữ liệu các công việc tương ứng.
Nút màu xanh ở góc trên - trái dùng để chuyển chế độ xem, giữa Danh Sách Mục (Issue List) và Báo Cáo (Dashboard)
Danh Sách Mục (Issue List) hiện các nội dung, dữ liệu các mục. Thực ra trong đây có 2 chế độ chính:
Danh Sách Mục (Issue List): hiện dạng bảng với các hàng là các mục, và các cột là các trường dữ liệu của các mục đó (tương tự excel, google sheet). Thường dùng khi cần làm chi tiết về các công việc, xem thông tin dữ liệu cụ thể. Với mỗi mục ở đây đều có icon riêng dành cho các Loại Mục (Issue Type) khác nhau, thể hiện các chức năng công việc khác nhau (workflow, custom field, permission, notification… khác nhau)
Dòng Cập Nhật (Activity Feed): là hiện các nội dung cập nhật mới nổi lên trên tương tự Facebook Newsfeed. Thường dùng trong trường hợp muốn nắm bắt chung là có tình hình gì mới diễn ra không.
Báo cáo (Dashboard)
tổng hợp tình hình, dữ liệu theo bất kì tiêu chí nào người dùng muốn, và trình bày với các hình thức đồ hoạ đa dạng khác nhau giúp nhanh chóng nắm bắt được tổng quan tình hình công việc cũng như các khía cạnh quan trọng.
Ngoài những báo cáo mặc định có sẵn dùng ngay thì người dùng có thể dễ dàng tự tạo ra bất kỳ loại báo cáo nào mình muốn chỉ bằng cách kéo thả dễ dàng. Ngoài các gadget quen thuộc như chart, statistics, calculate, issue list, activity feed thì còn có thể tạo các bảng kanban trong dashboard.
Ở phần Vùng Nội Dung (Content Area) sẽ hiện danh sách các mục, Đầu Việc (Issue), click vào bất kì mục nào sẽ gọi ra một Khung Hành Động (Action Panel) ở bên phải, ở đó sẽ hiện thông tin chi tiết về việc đó.
Về mặt giao diện, thì Chi Tiết Mục (Issue Detail) này được hiển thị ở Khung Hành Động (Action Panel) - bên phải màn hình, trong khi bên trái vẫn hiện cấu trúc Khu Vực & Mảng Việc (Area & Space) và Danh Sách Mục (Issue List)… Điều này giúp cho thao tác mở một mục ra làm việc và di chuyển qua lại giữa các mục rất nhanh chóng thuận tiện. Tối ưu hơn hẳn so với việc mở mục ra bằng cách hiện một popup to kín giữa màn hình, che hết mọi cấu trúc.
Giao diện theo cấu trúc 3 cột trải dần từ trái qua phải vừa tối ưu cho việc hiển thị, di chuyển qua lại, vừa xuôi thuận mắt nhìn (như đọc chữ từ trái qua phải) cũng như thao tác chuột trên màn hình.
Hiện sẵn trên thanh đó là các tiêu chí lọc cơ bản và phổ biến, hay dùng nhất:
Các tiêu chí lọc cụ thể như: Trạng thái công việc (Status) đang như nào; Loại việc (Issue type); ai là Người làm & người giám sát; đầu việc nằm trong Khu Vực & Mảng Việc (Area & Space) nào; Tới hạn (due date) vào ngày nào cần xong, hay là đã quá hạn rồi mà chưa xong… Người dùng có thể kết hợp nhiều điều kiện - tiêu chí khác nhau này để lọc ra các công việc theo đúng thứ mình cần.
Bên cạnh đó, có các Bộ Lọc Nhanh (Quick Filter) đã được tạo sẵn, dùng rất tiện như: Việc được tạo gần đây; Mới được cập nhật gần đây; Mới xong gần đây; Việc chưa hoàn thành; Việc đã quá hạn hoặc sắp tới hạn.
Tính năng Lọc Dữ Liệu & Tìm Kiếm (Filter & Search) này:
Dựa trên ngôn ngữ truy vấn dữ liệu của Luklak gọi là NQL (Natural Query Language) cho phép lọc và tổng hợp bất kì loại thông tin dữ liệu công việc nào có trên hệ thống, cực kì mạnh, giúp trả lời mọi câu hỏi về tình hình công việc người dùng cần.
Ngoài mức tìm lọc cơ bản có sẵn trên thanh trên cùng, thì click vào icon ở góc trên - phải sẽ mở ra bộ lọc cao cấp hơn với đầy đủ tất cả các trường thông tin dữ liệu có trên hệ thống, và có rất nhiều câu lệnh lọc sâu rộng khác nhau.
Có đa dạng các kiểu dùng Bộ Lọc (Filter) khác nhau:
Lọc tức thời: khi Vùng Nội Dung (Content Area) đang hiện danh sách dữ liệu, thì dùng thanh Bộ Lọc (Filter) sẽ tinh lọc dữ liệu trên cái đang hiện đó
Lưu bộ lọc: có thể tạo ra và lưu lại bộ lọc với các tiêu chí phù hợp để trả lời cho một câu hỏi nào đó, hoặc một nhu cầu công việc nào đó cố định.Sau mở ra vệc dùng luôn mà không cần nhập lại tiêu chí. Có thể chia sẻ, hướng dẫn cho người khác dùng chung, rất tiết kiệm thời gian và tiện lợi.
Gắn Sao (Star) cho bộ lọc: một người thường duyên dùng bộ lọc nào thì có thể Gắn Sao (Star) cho bộ lọc đó, để có thể nhanh chóng truy cập nó ở trang Cá Nhân (Personal Home).
Gắn bộ lọc vào Phòng Làm Việc: các bộ lọc được tạo sẵn lưu lại có thể được gắn vào các Phòng Làm Việc (Workspace) phù hợp, để mang lại các thông tin dữ liệu cần thiết cho Phòng Làm Việc đó.
Bên trái cùng sẽ hiện tổng số mục (issue) đang & có thể hiển thị ở content area (vùng nội dung). click vào dấu cộng "+" sẽ mở ra màn hình tạo nhanh một mục (issue) mới.
Bên cạnh sẽ hiện danh sách loại mục (issue type list) tương ứng với một space (mảng việc) đang được lựa chọn ở structure column (cột cấu trúc). Cái này tương tự so sánh với nếu chọn một space là mở một file excel/ google sheet thì bên dưới cùng màn hình sẽ hiện danh sách loại mục (issue type list) tương ứng với các sheet.
Bên phải nếu sẽ hiển thị các pinned chat (ghim chat) nếu có. Luklak có tính năng rất hay là bất kì chỗ nào chat được (issue chat, space chat, personal chat) thì đều có thể ghim xuống bottom bar và sau đó mình di chuyển qua lại nhiều mục khác nhau thì các đối tượng chat đó vẫn cố định ở đó, rất dễ để quay lại chat tiếp.
Về logic và cấu trúc dữ liệu của luklak rất giống với cấu trúc sheet/ column/ row của file excel/ google sheet. Điều này làm cho người dùng quen thuộc dễ dùng, và có thể chuyển toàn bộ các nội dung từ đang làm từ file excel/ google sheet lên luklak một cách dễ dàng. chi tiết xem ở tài liệu về cấu trúc tổng thể của luklak.
Là nút tròn màu xanh ở góc dưới - phải màn hình. có thể click chuột hoặc dùng phím tắt "Q" để mở ra.
Đây là nút thích ứng theo bối cảnh, nếu người dùng di chuyển & thay đổi bối cảnh đang làm việc khác nhau thì khi gọi nút quick action (tác vụ nhanh) này sẽ mở ra các hành động có thể làm khác nhau, tương ứng với bối cảnh.
Ví dụ khi đang ở danh sách mục (issue list) thì gọi quick action sẽ mở ra phần tạo mục mới. Còn khi đang mở một mục chi tiết mà gọi quick action thì sẽ mở ra các hành động tác động vào mục đó như sửa, xóa, chuyển trạng thái mục.
Quick action là một phần quan trọng về thiết kế ui/ux của luklak
Giúp cho không phải trải hết các menu hành động lên màn hình nên màn hình sẽ thoáng gọn hơn.
Quick action đi kèm với shortcut sẽ giúp người dùng có thể thao tác nhanh và trọn vẹn liền mạch trên bàn phím, chứ không phải liên tục di chuyển tay qua lại giữa bàn phím và chuột để thao tác, hành động.
Cấu trúc cột từ trái qua phải này tự nhiên với mắt người và trải nghiệm người dùng (tương tự việc đọc sách đọc chữ từ trái qua phải). Và nó giúp việc tương tác điều hướng tốt hơn, dễ dàng mở ra một mục chi tiết trong khi vẫn giữ được các cấu trúc cấp cao hơn để di chuyển giữa các phần khác nhau ngay lập tức, mà không phải qua thao tác đóng - mở các mục. Xem thêm phần ở bên dưới.
Xem thêm chi tiết nâng cao về Activity Feed tại
Xem thêm chi tiết nâng cao về Dashboard tại
Mở Chi Tiết Mục (Issue Detail) sẽ làm việc trực tiếp được trên đó như: chuyển trạng thái, thay đổi người làm, chat trao đổi… Khi đang mở Chi Tiết Mục (Issue Detail), thì nút tròn Hành Động Nhanh (Quick Action) sẽ thích ứng hiện lên các thao tác tương ứng với issue đó. Ngoài việc dí chuột vào để mở ra Hành Động Nhanh (Quick Action) thì phím tắt (shortcut) Q cũng giúp mở nhanh quick action mà tay không cần rời bàn phím, rất tiện. Xem thêm chi tiết nâng cao về Issue Detail tại
Thanh trên cùng màn hình là tính năng rất mạnh mẽ và giá trị để có thể lọc ra và tìm ra các dữ liệu theo nhu cầu người dùng, để trả lời cho một câu hỏi nào đó trong công việc. Xem thêm chi tiết nâng cao về Filter tại